Thói quen tai hại trong ăn uống dễ khiến thận chứa đầy sỏi, rước bệnh lúc nào không hay
PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải mã những thói quen khiến nhiều người bị sỏi thận.
Uống ít nước
Lâu nay nhiều người vẫn xem nhẹ việc uống nước và cho rằng đó là một thói quen. Tuy nhiên đây lại là thói quen gây bệnh sỏi thận - tiết niệu.
Nếu uống nước thường xuyên, bài tiết nước tiểu tốt thì sẽ rất tốt cho cơ thể, cuốn trôi những chất khoáng cần đào thải; nhưng nếu uống ít nước lại nhịn tiểu sẽ gây tái hấp thu, làm cho các chất đáng lẽ cần thải ra ngoài thì lại lắng đọng, tạo sỏi.
Dùng nhiều trà, cà phê
Thói quen dùng nhiều trà, cà phê... cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận tiết niệu.
Thói quen dùng nhiều trà, cà phê... cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận tiết niệu.
Ăn nhiều thịt đỏ
Nhiều người Việt có chế độ ăn giàu đạm đến từ các loại thịt đỏ. Điều này cực kỳ có hại cho thận.
Ăn xong đi nằm ngay
Ăn xong đi nằm, nằm nhiều làm cho sự lưu thông, bài tiết nước tiểu kém, tốc độ dòng chảy nước tiểu không đủ mạnh để cuốn đi các chất khoáng có trong nước tiếu, gây lắng đọng hình thành sỏi thận - tiết niệu.
Cách phòng bệnh sỏi thận
Để phòng bệnh sỏi thận, nguyên tắc đầu tiên là phải đảm bảo bữa ăn đa dạng.
Không ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt đỏ, quá nhiều chất béo.
Chế độ ăn đủ rau, hiện nay đa số người dân mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu về rau, trong khi cần ăn 400gr rau/người/ngày. Rau thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận.
Không nên ăn mặn, dư thừa natri dễ tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tạo nước tiểu khó hơn, dễ ứ đọng tạo sỏi thận.
Nên hạn chế chất kích thích như trà, cà phê, rượu vì không tốt cho sức khỏe của thận.
Không lạm dụng các loại đường đơn, đường đôi vì hệ thống điều hòa đường huyết không tốt, ảnh hưởng chức năng thận.
Uống đủ nước 2-2,5l nước/ngày; 400ml nước cho 10kg trọng lượng, đảm bảo nước tiểu đi ra không màu vàng đậm, mà chỉ có màu vàng nhạt trong giúp đào thải mọi cặn bã trong đó thường xuyên nhất.