Vé tàu tết điện tử:Hành khách phải đến ga lấy vé trước 4 tiếng
Năm nay, để người dân có nhu cầu mua vé tàu Tết Ất Mùi 2015 có thể tiếp cận được cũng như hạn chế tối đa vé “chợ đen”, VNR đã mở rộng rãi nhiều kênh bán vé như bán tại ga, bán qua điện thoại… Đặc biệt, từ ngày 21-11-2014, VNR sẽ khai trương hệ thống bán vé điện tử, và từ ngày 1-12-2014 sẽ phục vụ bán vé tàu Thống Nhất Tết Ất Mùi 2015.
Theo đó, hành khách đã có kế hoạch nghỉ Tết, có thể lên truy cập mạng internet ở bất kỳ đâu để đặt vé tàu. Việc tra cứu thông tin cũng dễ dàng và tùy chọn hành trình, toa tàu cho đến chỗ ngồi phù hợp theo yêu cầu, với nhiều hình thức thanh toán như trực tuyến, tại ga, qua ATM, ngân hàng hay tại các bưu cục của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Theo đó, hành khách đã có kế hoạch nghỉ Tết, có thể lên truy cập mạng internet ở bất kỳ đâu để đặt vé tàu. Việc tra cứu thông tin cũng dễ dàng và tùy chọn hành trình, toa tàu cho đến chỗ ngồi phù hợp theo yêu cầu, với nhiều hình thức thanh toán như trực tuyến, tại ga, qua ATM, ngân hàng hay tại các bưu cục của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Việc VNR triển khai hệ thống bán vé tàu điện tử mang lại sự tiện ích rất lớn cho người dân, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm, công nhân cũng như người lao động thường tận dụng thời gian để làm tăng ca, thêm giờ nhằm có thêm chút tiền thưởng về quê.
Hành khách có nhu cầu mua vé tàu Tết về quê trên tuyến Bắc – Nam (tàu Thống Nhất và tàu khách địa phương) có thể truy cập internet tại địa chỉ dsvn.vn; vietnamrailway.v; vetau.com.vn và thực hiện các thao tác để đặt vé tàu.
Những tưởng việc đặt mua vé tàu trực tuyến sẽ mang lại sự tiện ích cho người dân cả về mặt thời gian cũng như chi phí thì một quy định của VNR lại khiến không ít người băn khoăn. “ Sau khi hành khách đặt chỗ thành trông trên hệ thống bán vé điện tử có thể thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán bằng tiền mặt tại ga, điểm giao dochj của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, sau đó trước giờ tàu chạy 4 giờ, hành khách đến ga để nhận vé tàu”.
Dù mua vé trên mạng nhưng hành khách vẫn phải ra ga lấy vé
Khuyến cáo có mặt tại ga trước giờ tàu chạy 4 tiếng để nhận vé dường như mang lại sự bất tiện cho người dân. Vì, nếu so sánh với việc mua mé máy bay trực tuyến, hành khách sẽ được gửi mã code, đến sây bay trước giờ máy bay cất cánh 1 tiếng để nhận vé và lên tàu bay. Trong khi đó, nhà tàu lại khuyến cáo hành khách đi tàu đến trước 4 tiếng để nhận vé, quãng thời gian này là quá dài, hành khách lại phải chờ vật vã ở ga.
Giải đáp về thắc mắc này, ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng Ban kinh doanh vận tải VNR cho rằng, việc yêu cầu hành khách đến lấy vé trước 4 tiếng so với giờ tàu chạy là để trường hợp hành khách đặt vé rồi mà không đi thì sẽ gây lãng phí, vì thế VNR khuyến cáo với hành khách như vậy để nếu hành khách không đi thì vé đó sẽ bị hủy để bán cho hành khách khác. Khuyến cáo xuất vé trước 4 giờ tàu chạy cũng để đảm bảo không bị tắc nghẽn tại ga khi hạ tầng còn nhiều hạn chế.
Giải thích thêm về điều này, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng VNR cho biết, khi hành khách đã đặt vé thành công, thanh toán tiền vé thì hành khách chắc chắn đã có 1 suất vé trên tàu. “Tuy nhiên, chúng tôi chỉ khuyến cáo hành khách đến nhận vé trước 4 giờ tàu chạy để tránh trường hợp, cùng một lúc hàng nghìn khách cùng đổ về ga nhận vé, sẽ xảy ra trường hợp ùn tắc, không làm kịp thủ tục. Còn, hành khách không nhất thiết phải lấy vé trước 4 giờ tàu chạy mà có thể lấy bất kỳ vào thời gian nào, 1 ngày, 2 ngày hoặc thậm chỉ nửa tháng trước đó,” ông Hoạch lý giải.
Song, lời giải của ngành đường sắt dường như chưa mang lại sự thỏa mãn cho người dân. Bởi, khi đã thực hiện đặt vé thành công trên mạng internet, thanh toán đầy đủ chi phí vé thì chỗ ngồi đó đã thuộc sở hữu của hành khách. Hành khách có quyền sử dụng hoặc không sử dụng. Hơn nữa, đối với ngành hàng không, khách hàng cũng chỉ được khuyến cáo đến trước 1 giờ so với giờ tàu bay cất cánh để lấy vé, làm thủ tục lên tàu bay. Trong khi đó, ngành đường sắt không có nhiều thủ tục rườm rà như hàng không mà khuyến cáo hành khách đến trước 4 giờ để nhận vé, vậy trong 4 tiếng ấy hành khách phải chờ vạ vật ở nhà ga là không hợp lý.
Theo lý giải của ngành đường sắt thì do lo ngại hạ tầng không đáp ứng được nếu hành khách đến lấy vé, làm thủ tục lên tàu dồn vào một thời điểm nên phải kéo dài quãng thời gian đến 4 tiếng, như vậy phải chăng VNR đã dồn phần khó về cho khách hàng? Hoặc, nói như VNR thì dù đã đặt thành công vé trên mạng cũng như thanh toán đầy đủ chi phí, hành khách vẫn phải mất 1 lần ra ga lấy vé nếu như không muốn ngồi chờ 4 tiếng vạ vật ở nhà ga!.
Theo lý giải của ngành đường sắt thì do lo ngại hạ tầng không đáp ứng được nếu hành khách đến lấy vé, làm thủ tục lên tàu dồn vào một thời điểm nên phải kéo dài quãng thời gian đến 4 tiếng, như vậy phải chăng VNR đã dồn phần khó về cho khách hàng? Hoặc, nói như VNR thì dù đã đặt thành công vé trên mạng cũng như thanh toán đầy đủ chi phí, hành khách vẫn phải mất 1 lần ra ga lấy vé nếu như không muốn ngồi chờ 4 tiếng vạ vật ở nhà ga!.