Từ phản ứng dư luận về vụ Công Phượng - Trái tim phi logic
Cũng khó khẳng định VTV có mục đích bên ngoài nào đối với Công Phượng hay không, ngoài việc tìm tòi và đưa ra những thông tin thu hút dư luận. Chỉ biết rằng, chương trình truyền hình trực tiếp liên quan đã nhận phải không ít gạch đá từ những người quý mến tài năng trẻ người Nghệ An. Hàng loạt những suy đoán tiêu cực đã được dựng nên, có cả những lời đánh đồng không tốt dành cho giới truyền hình, báo chí. Có lẽ sự phản ứng này đã không có nếu đó không phải một nhân vật đặc biệt như Công Phượng.
Cảm tính lấn lướt
Chúng ta có xu hướng đưa ra những ví dụ có lợi cho thứ mà mình tin vào. Nào Falcao, nào Rooney được nêu tên như điển hình của việc được đồng bào “bảo vệ”, dĩ nhiên khi nêu những ví dụ này người ta cố tình quên những ví dụ khác, như Lance Armstrong chẳng hạn. Mà giả sử tư tưởng đó là đúng, hãy nhớ lại vụ lừa đảo ở Sim Lim, Singapore. Khi ấy chính cư dân mạng Việt Nam thờ ơ chê bai anh khách Việt, còn người Sing kiên quyết xử nặng kẻ phạm lỗi lầm để giữ hình ảnh đất nước họ. Nếu bao nhiêu cầu thủ Việt từng dính vào bán độ cũng được “bảo vệ” thì nền bóng đá hôm nay không rõ đã thành ra cái gì. Tổng quát hơn nữa, đừng lấy cái sai của người khác để biện hộ cái sai của mình, chúng ta là chúng ta.
Vậy đâu là mấu chốt dẫn đến cách đối xử không đồng nhất giữa Công phượng và những trường hợp khác? Dễ hiểu lắm, vì tất cả những người kia không có hình tượng đẹp bằng Công Phượng, chiếm được nhiều cảm tình bằng Công Phượng, không “hot” bằng Công Phượng. Cứ cho chuyện có cảm tình là cảm xúc tự nhiên, vậy nếu có 10 cầu thủ, 100 cầu thủ, cả một lứa cầu thủ, cả một đội bóng gây cảm tình vì đá hay, cư xử tốt lại đều khai bớt 2, 3 tuổi để đi thi đấu thì sẽ tính sao? Ai là người chịu trách nhiệm khi sự thật bị phanh phui? Những người “bảo vệ” họ ư? Không! mà chính là bản thân cầu thủ, thậm chí cả nền bóng đá Việt, nếu nó phơi bày trước con mắt cộng đồng quốc tế. Và chúng ta đang cố dùng tình cảm để chi phối một thứ mà mình không hề dính dáng trách nhiệm?
Ai đó nói cứ vùi dập nhân tài thì không khá lên được, câu này đúng. Nhưng một lần nữa, nó không đúng hẳn, nó được dùng như một lý lẽ khỏa lấp sự thật. Vậy nếu đừng bắt Văn Quyến, Quốc Vượng thì bóng đá Việt sẽ khá lên chứ? Sao lại bắt họ, họ rất giỏi mà? Chính những vụ việc bán độ đó còn là một trong những cái cớ để người hâm mộ quay lưng với đội tuyển Việt Nam, dù lúc này đây họ đều là những người trong sạch. Đó, người ta kịch liệt phản đối làm ảnh hưởng đến Phượng cho dù nghi vấn đã phát sinh, nhưng với đội tuyển Việt Nam, người ta sẵn sàng gán luôn mấy chữ “suốt ngày bán độ” mà chẳng thèm nhìn xem các cầu thủ thực chất là thế nào.
Mấy ai hiểu cảm giác bị xã hội quay lưng? Khác nào đứa con cả trong gia đình không được chăm bẵm tạo điều kiện như mấy đứa em, nhưng luôn vác trên vai gánh nặng, bị cha mẹ chê bai, so sánh. Đứa em thì sống trong nhung lụa và những lời ca tụng, mình thì bị chì chiết tối ngày. Rồi đến lúc thành công bố mẹ lại chạy tới để sung sướng và tự hào? Nếu bỏ lý mà nói đến tình, thì như thế có hợp tình không? Ấy vậy nhưng, với U19, với vụ ồn ào của Công Phượng, người ta lại rất "tình". Nếu Công Phượng đúng là sinh năm 1993 và trước kia không vào được HAGL JMG, số phận em chắc cũng đang bị ghẻ lạnh như những đàn anh lứa cũ mà thôi.
Việc Phượng có tài hay không không thể thay đổi sự thật
Phượng được gán cho "vai chính diện" nên em luôn là người bị hại, người đáng thương, ai có ý kiến với em đều là độc ác. Vậy du khách Việt bị lừa ở Singapore thì không đáng thương? Văn Quyến, Quốc Vượng thì sung sướng? Gia đình họ thì hạnh phúc khi con mình bị tra xét rồi mang thân tù tội hay sao? Chúng ta thích về phe đông người, thích tỏ ra đại lượng, nhân văn. Nhưng đa số chúng ta chỉ làm vậy với người mà chúng ta quý. Tuy nhiên, việc chúng ta quý hay ghét một người không thể thay thế việc người đó đúng hay sai được. Cảm tính và thiên vị là những thứ không nên đưa vào suy luận, đánh giá, nhất là chuyện dính dáng tới luật pháp.
Bầu Đức từng tự tin cầu thủ của ông miễn nhiễm với dư luận, nhưng giờ có vẻ chuyện ấy không dễ. Cây cao thì gió lớn là điều đương nhiên, không thể điều tra hết những nghi vấn sai phạm, nhưng thực hiện nó với người có tiếng nhất, được chú ý nhất là một cách làm không có gì lạ. Chính bản thân khán giả, hiệu ứng từ những người hâm mộ cục bộ đã làm Công Phượng trở nên khác biệt quá đáng. Nói VTV không công bằng, cố tình hướng vào Phượng, nhưng chính khán giả có công bằng đâu? Họ cũng cực kỳ thiên vị. Nếu đổi lại người dính nghi vấn là tuyển thủ U23 bị quá tuổi, một màn vùi dập tập thể trên các diễn đàn là hình dung được. Trong mắt nhiều người, ngoài U19 tuyệt đẹp thì tất cả những thứ khác đều là xấu, đều là những gì đáng chối bỏ. Nền bóng đá Việt bị một số người “hắt hủi”. Vui thì nhiều người đến, còn thông cảm thì không.
Ai chẳng tiếc nếu Phượng “không oan”? Ai chẳng lo em có thể bị phạt? Phượng tuyệt vời là thế, em là cầu thủ của chuyên môn và đạo đức, không gì chê trách được. Nhưng ai, tổ chức nào cho Phượng được nằm ngoài vòng xoáy của luật pháp, và của cả truyền thông? Để VTV hay mọi đơn vị khác không "giết chết tài năng" nữa rất đơn giản, hễ ai có tài thì luật pháp sẽ có ngoại lệ cho họ. Nếu cầu thủ có tài, ta đặc cách cho họ thi đấu ở giải U15 dù họ 25 tuổi, nếu nhạc sĩ có tài ta cho phép lấy bài hát của nhạc sĩ khác để chế biến tự do, nếu cảnh sát có tài ta cho dùng súng xả láng nơi công cộng, miễn sao cuối cùng bắt được tội phạm. Không ai được lên án họ, vì họ tài, họ đam mê công việc, hãy để cho họ yên tâm cống hiến.
Còn về ví dụ con cua ngoi lên khỏi cái giỏ được copy một cách vô tội vạ, cũng như một loạt các bài văn bài thơ bênh vực Phượng, chúng ta cũng hãy thử nhìn theo một hướng khác. Những tình cảm người hâm mộ dành cho Phượng gây xúc động mạnh, nhưng xã hội này không được điều hành bởi cảm xúc. Cảm xúc cá nhân Phượng đem lại chưa chắc đã bằng đàn anh Văn Quyến ngày xưa, người tự mình nổi lên giữa lịch sử chứ không phải nổi cùng dàn đồng đội được chăm sóc tốt như Phượng bây giờ. Con cua leo lên cao phải bằng chính sức của nó, phải công bằng với mọi con cua khác, chứ không phải được kéo lên bằng sợi dây của sự không minh bạch, của sự trộm cắp chất xám hoặc mấy tuổi khai gian.
Thế giới ngoài kia sẽ chẳng hoan nghênh những con cua như thế, không những không được ghi nhận thành công mà còn có thể bị hủy hoại tiền đồ. Người ta không kéo Phượng xuống, mà kéo sự dối trá ở lại, chỉ để sự thật được phép “ngoi lên” miệng giỏ. Cây ngay không sợ chết đứng, những sóng gió này sẽ bắt Phượng phải cứng cỏi lên, dũng cảm hơn, không có ngoại lệ nào cho em hết. Hãy chờ đợi câu trả lời sau cuối từ phía các cơ quan chức năng, còn copy những lời triết lý hay những bức ảnh cũng không thể làm sự thật khác đi, có lẽ tác dụng duy nhất là giúp Phượng bớt buồn vì bên cạnh em luôn có những tình yêu lớn lao như thế.
Chúng ta có xu hướng đưa ra những ví dụ có lợi cho thứ mà mình tin vào. Nào Falcao, nào Rooney được nêu tên như điển hình của việc được đồng bào “bảo vệ”, dĩ nhiên khi nêu những ví dụ này người ta cố tình quên những ví dụ khác, như Lance Armstrong chẳng hạn. Mà giả sử tư tưởng đó là đúng, hãy nhớ lại vụ lừa đảo ở Sim Lim, Singapore. Khi ấy chính cư dân mạng Việt Nam thờ ơ chê bai anh khách Việt, còn người Sing kiên quyết xử nặng kẻ phạm lỗi lầm để giữ hình ảnh đất nước họ. Nếu bao nhiêu cầu thủ Việt từng dính vào bán độ cũng được “bảo vệ” thì nền bóng đá hôm nay không rõ đã thành ra cái gì. Tổng quát hơn nữa, đừng lấy cái sai của người khác để biện hộ cái sai của mình, chúng ta là chúng ta.
Vậy đâu là mấu chốt dẫn đến cách đối xử không đồng nhất giữa Công phượng và những trường hợp khác? Dễ hiểu lắm, vì tất cả những người kia không có hình tượng đẹp bằng Công Phượng, chiếm được nhiều cảm tình bằng Công Phượng, không “hot” bằng Công Phượng. Cứ cho chuyện có cảm tình là cảm xúc tự nhiên, vậy nếu có 10 cầu thủ, 100 cầu thủ, cả một lứa cầu thủ, cả một đội bóng gây cảm tình vì đá hay, cư xử tốt lại đều khai bớt 2, 3 tuổi để đi thi đấu thì sẽ tính sao? Ai là người chịu trách nhiệm khi sự thật bị phanh phui? Những người “bảo vệ” họ ư? Không! mà chính là bản thân cầu thủ, thậm chí cả nền bóng đá Việt, nếu nó phơi bày trước con mắt cộng đồng quốc tế. Và chúng ta đang cố dùng tình cảm để chi phối một thứ mà mình không hề dính dáng trách nhiệm?
Ai đó nói cứ vùi dập nhân tài thì không khá lên được, câu này đúng. Nhưng một lần nữa, nó không đúng hẳn, nó được dùng như một lý lẽ khỏa lấp sự thật. Vậy nếu đừng bắt Văn Quyến, Quốc Vượng thì bóng đá Việt sẽ khá lên chứ? Sao lại bắt họ, họ rất giỏi mà? Chính những vụ việc bán độ đó còn là một trong những cái cớ để người hâm mộ quay lưng với đội tuyển Việt Nam, dù lúc này đây họ đều là những người trong sạch. Đó, người ta kịch liệt phản đối làm ảnh hưởng đến Phượng cho dù nghi vấn đã phát sinh, nhưng với đội tuyển Việt Nam, người ta sẵn sàng gán luôn mấy chữ “suốt ngày bán độ” mà chẳng thèm nhìn xem các cầu thủ thực chất là thế nào.
Mấy ai hiểu cảm giác bị xã hội quay lưng? Khác nào đứa con cả trong gia đình không được chăm bẵm tạo điều kiện như mấy đứa em, nhưng luôn vác trên vai gánh nặng, bị cha mẹ chê bai, so sánh. Đứa em thì sống trong nhung lụa và những lời ca tụng, mình thì bị chì chiết tối ngày. Rồi đến lúc thành công bố mẹ lại chạy tới để sung sướng và tự hào? Nếu bỏ lý mà nói đến tình, thì như thế có hợp tình không? Ấy vậy nhưng, với U19, với vụ ồn ào của Công Phượng, người ta lại rất "tình". Nếu Công Phượng đúng là sinh năm 1993 và trước kia không vào được HAGL JMG, số phận em chắc cũng đang bị ghẻ lạnh như những đàn anh lứa cũ mà thôi.
Việc Phượng có tài hay không không thể thay đổi sự thật
Phượng được gán cho "vai chính diện" nên em luôn là người bị hại, người đáng thương, ai có ý kiến với em đều là độc ác. Vậy du khách Việt bị lừa ở Singapore thì không đáng thương? Văn Quyến, Quốc Vượng thì sung sướng? Gia đình họ thì hạnh phúc khi con mình bị tra xét rồi mang thân tù tội hay sao? Chúng ta thích về phe đông người, thích tỏ ra đại lượng, nhân văn. Nhưng đa số chúng ta chỉ làm vậy với người mà chúng ta quý. Tuy nhiên, việc chúng ta quý hay ghét một người không thể thay thế việc người đó đúng hay sai được. Cảm tính và thiên vị là những thứ không nên đưa vào suy luận, đánh giá, nhất là chuyện dính dáng tới luật pháp.
Bầu Đức từng tự tin cầu thủ của ông miễn nhiễm với dư luận, nhưng giờ có vẻ chuyện ấy không dễ. Cây cao thì gió lớn là điều đương nhiên, không thể điều tra hết những nghi vấn sai phạm, nhưng thực hiện nó với người có tiếng nhất, được chú ý nhất là một cách làm không có gì lạ. Chính bản thân khán giả, hiệu ứng từ những người hâm mộ cục bộ đã làm Công Phượng trở nên khác biệt quá đáng. Nói VTV không công bằng, cố tình hướng vào Phượng, nhưng chính khán giả có công bằng đâu? Họ cũng cực kỳ thiên vị. Nếu đổi lại người dính nghi vấn là tuyển thủ U23 bị quá tuổi, một màn vùi dập tập thể trên các diễn đàn là hình dung được. Trong mắt nhiều người, ngoài U19 tuyệt đẹp thì tất cả những thứ khác đều là xấu, đều là những gì đáng chối bỏ. Nền bóng đá Việt bị một số người “hắt hủi”. Vui thì nhiều người đến, còn thông cảm thì không.
Ai chẳng tiếc nếu Phượng “không oan”? Ai chẳng lo em có thể bị phạt? Phượng tuyệt vời là thế, em là cầu thủ của chuyên môn và đạo đức, không gì chê trách được. Nhưng ai, tổ chức nào cho Phượng được nằm ngoài vòng xoáy của luật pháp, và của cả truyền thông? Để VTV hay mọi đơn vị khác không "giết chết tài năng" nữa rất đơn giản, hễ ai có tài thì luật pháp sẽ có ngoại lệ cho họ. Nếu cầu thủ có tài, ta đặc cách cho họ thi đấu ở giải U15 dù họ 25 tuổi, nếu nhạc sĩ có tài ta cho phép lấy bài hát của nhạc sĩ khác để chế biến tự do, nếu cảnh sát có tài ta cho dùng súng xả láng nơi công cộng, miễn sao cuối cùng bắt được tội phạm. Không ai được lên án họ, vì họ tài, họ đam mê công việc, hãy để cho họ yên tâm cống hiến.
Còn về ví dụ con cua ngoi lên khỏi cái giỏ được copy một cách vô tội vạ, cũng như một loạt các bài văn bài thơ bênh vực Phượng, chúng ta cũng hãy thử nhìn theo một hướng khác. Những tình cảm người hâm mộ dành cho Phượng gây xúc động mạnh, nhưng xã hội này không được điều hành bởi cảm xúc. Cảm xúc cá nhân Phượng đem lại chưa chắc đã bằng đàn anh Văn Quyến ngày xưa, người tự mình nổi lên giữa lịch sử chứ không phải nổi cùng dàn đồng đội được chăm sóc tốt như Phượng bây giờ. Con cua leo lên cao phải bằng chính sức của nó, phải công bằng với mọi con cua khác, chứ không phải được kéo lên bằng sợi dây của sự không minh bạch, của sự trộm cắp chất xám hoặc mấy tuổi khai gian.
Thế giới ngoài kia sẽ chẳng hoan nghênh những con cua như thế, không những không được ghi nhận thành công mà còn có thể bị hủy hoại tiền đồ. Người ta không kéo Phượng xuống, mà kéo sự dối trá ở lại, chỉ để sự thật được phép “ngoi lên” miệng giỏ. Cây ngay không sợ chết đứng, những sóng gió này sẽ bắt Phượng phải cứng cỏi lên, dũng cảm hơn, không có ngoại lệ nào cho em hết. Hãy chờ đợi câu trả lời sau cuối từ phía các cơ quan chức năng, còn copy những lời triết lý hay những bức ảnh cũng không thể làm sự thật khác đi, có lẽ tác dụng duy nhất là giúp Phượng bớt buồn vì bên cạnh em luôn có những tình yêu lớn lao như thế.